Hồ sơ, thủ tục khi giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp ra đời, phát triển, thay đổi và cũng có thể bị giải thể/phá sản ở một thời điểm nhất định bởi vì không phải mọi doanh nghiệp đều tồn tại theo đúng nguyện vọng của những người sáng lập. Và khi đó một trong những giải pháp đặt ra là giải thể doanh nghiệp. Việc giải thể doanh nghiệp không chỉ làm phát sinh quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp mà còn là quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác. Việc giải thể chỉ được coi là hoàn thành nếu doanh nghiệp đã xử lý xong mối quan hệ với tát cả các chủ thể trên. Vậy, để giải thể doanh nghiệp thì cần phải chuẩn bị hồ sơ gì cũng như thủ tục như nào?

Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng có thể mang đến những thông tin cơ bản, chi tiết về Hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp theo pháp luật hiện nay, cụ thể như sau:

  1. Căn cứ pháp lý

–                      Luật Doanh nghiệp 2014;

–                      Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

–                      Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT   sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

  1. Nội dung tư vấn

2.1.             Các trường hợp bị giải thể:

–                      Kết thúc thời gian hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

–                      Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

–                      Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

–                      Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.2.            Điều kiện giải thể doanh nghiệp

–                      Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác

–                      Doanh nghiệp không quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

–                      Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

2.3.            Thủ tục giải thể doanh nghiệp

–                      Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp;

–                      Bước 2: Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;

–                      Bước 3: Gửi thông báo về việc giải thể đến cơ quan thuế quản lý và Phòng Đăng ký kinh doanh. Kèm theo thông báo phải có quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp. (Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể);

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

–                      Bước 5: Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.

2.4.            Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

–                      Thông báo về giải thể doanh nghiệp ( Mẫu được quy định tại Phụ lục III-1 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT);

–                      Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiêp;

–                      Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;

–                      Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;

–                      Con dấu và Giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);

–                      Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp;

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Hồ sơ, thủ tuc giải thể doanh nghiệp. Mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn L&T chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn, hiệu quả.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO  là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động lực cho L&T phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 0388.183.113