Hồ sơ, thủ tục đăng ký mã số, mã vạch

Mã số, mã vạch một công cụ nhỏ bé, khiêm tốn nhưng lại thay đổi cả thế giới. Việc đăng ký mã số, mã vạch mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể: Tăng năng suất (nhanh chóng tính tiền, làm hóa đơn phục vụ khách hàng…); Tiết kiệm (sử dụng ít nhân lực, tốn ít thời gian cho việc kiểm kê,..). Ngoài ra, mã số mã vạch còn bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp đó. Theo quy định mỗi mặt hàng được đăng ký một mã số mã vạch duy nhất cho sản phẩm đó. Với doanh nghiệp cũng vậy, mỗi thương hiệu chỉ có một mã vạch duy nhất tại nơi đăng ký mã vạch đó.

Vậy, để đăng ký mã số, mã vạch thì cần chuẩn bị hồ sơ gì hay thủ tục như thế nào? Ở bài viết này Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin để Quý khách hàng nắm bắt rõ hơn vấn đề này.

  1. Căn cứ pháp lý

–          Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

–          Quyết định 45/2002/QĐ-TTG ngày 27 tháng 3 năm 2002 về việc quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số mã vạch.

–          Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch.

  1. Nội dung tư vấn

2.1.                        Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch bao gồm:

  • Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

–          Đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch (Mẫu được quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

–          Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

  • Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

–          Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Mẫu được quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP)

–          Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ;

–          Bản chính Giấy chứng nhận (trừ trường hợp bị mất).

2.2.                        Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

  • Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch. Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.
  • Trình tự giải quyết thủ tục:

–          Trường hợp cấp mới:

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2018.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

–          Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận:

Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch chịu trách nhiệm cấp lại giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đã được cấp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Hồ sơ, thủ đăng ký mã số mã vạch. Mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn L&T chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ thực hiện một cách nhanh gọn, hiệu quả.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO  là những giá trị chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi tích cực đã mang lại động lực cho L&T phát triển như ngày hôm nay.