Đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích

Câu hỏi:

Công ty có thể tư vấn cho tôi về thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích ko?

Nội dung tư vấn:

Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn luật của Công ty Tư vấn L&T. Sau đây chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn để trả lời cho câu hỏi của Bạn.

1. Căn cứ pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2013;

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN  Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN  và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN,

2. Giải đáp thắc mắc

Đăng ký bảo hộ sáng chế dưới dạng giải pháp hữu ích mặc dù đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam, nhưng hồ sơ giấy tờ đăng ký rất phức tạp, thời gian để đăng ký thành công và được cấp văn bằng là rất lâu. Chính vì thế, không phải chủ thể nào cũng có thể tự mình xây dựng được một bộ hồ sơ đăng ký hợp lệ. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra tư vấn về hồ sơ và thủ tục cơ bản mà các cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích phải nắm được:

a. Giải pháp hữu ích là gì? điều kiện đăng ký Bằng độc quyền giải pháp hữu ích?

Theo quy định tại điều 58 của luật sở hữu trí tuệ, Sáng chế được bảo hộ dưới hai dạng là Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Như vậy giải pháp hữu ích bản chất là sáng chế. Cụ thể:

– Giải pháp hữu ích được thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình;

– Giải pháp hữu ích Không phải là hiểu biết thông thường;

– Điều kiện để Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường. Đồng thời đáp ứng điều kiện: Có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp

+ Giải pháp hữu ích được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai trên toàn thế giới(chỉ có một số người có hạn biết và họ có nghĩa vụ giữ bí mật) trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên. (Điều 60 của luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013)

Trường hợp ngoại lệ:

  • “Quyền ưu tiên” là quyền của người nộp đơn trên cơ sở đơn hợp lệ đã được nộp tại một quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên trong thời hạn 12 tháng . Người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đó tại một quốc gia khác và đơn nộp sau được coi như nộp cùng ngày với đơn đầu tiên.
  • Giải pháp hữu ích bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký; Được công bố dưới dạng báo cáo khoa học; Được trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

+ Khả năng áp dụng công nghiệp là khả năng thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. (Điều 61 của luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2013)

b. Chủ thể có quyền đăng ký giải pháp hữu ích:

– Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân được phép đăng ký Giải pháp hữu ích bao gồm:

+ Người tạo ra Giải pháp hữu ích bằng chính tiền bạc và sức lực của mình.

+ Tổ chức hoặc cá nhân đầu tư tiền bạc, phương tiện cũng như vật chất cho tác giả tạo ra Giải pháp hữu ích thông qua hình thức thuê, giao việc, trừ khi giữa các bên có thỏa thuận khác.

Nếu nhiều tổ chức, cá nhân cùng hợp tác tạo ra hoặc cùng đầu tư tiền bạc, vật chất và phương tiện để tạo ra Giải pháp hữu ích thì tất cả những tổ chức hay cá nhân đó đều có quyền đăng ký song phải được tất cả các tổ chức và cá nhân còn lại chấp thuận.

Nếu người có quyền đăng ký chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức hoặc cá nhân khác thông qua hình thức hợp đồng kế thừa bằng văn bản theo quy định pháp luật thì tổ chức hoặc cá nhân đó có quyền đăng ký (kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký).

b. Hồ sơ, thủ tục đăng ký bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

– Đơn đăng ký:

+ Cần ghi rõ đối tượng cần được bảo hộ là sản phẩm hoặc quy trình;

+ Đơn phải bảo đảm tính thống nhất: Yêu cầu bảo hộ một đối tượng duy nhất; Yêu cầu bảo hộ một nhóm đối tượng có mối liên hệ kỹ thuật, thể hiện ý đồ sáng tạo chung duy nhất (Một đối tượng dùng để tạo ra (sản xuất, chế tạo, điều chế) đối tượng kia; Một đối tượng dùng để thực hiện đối tượng kia; Một đối tượng dùng để sử dụng đối tượng kia; Các đối tượng thuộc cùng một dạng, có cùng chức năng để bảo đảm thu được cùng một kết quả).

– Tờ khai: Người nộp đơn phải nộp 02 bản tờ khai

– Bản mô tả sáng chế: Người nộp đơn phải nộp 02 bản mô tả sáng chế. Bản mô tả sáng chế phải bao gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ giải pháp hữu ích;

– Bản tóm tắt: Người nộp đơn phải nộp 02 bản tóm tắt (mô tả một cách vắn tắt (không quá 150 từ) về bản chất của giải pháp hữu ích)

– Bản sao công chứng hợp lệ tài liệu ưu tiên (nếu có);

– Thông tin của tác giả giải pháp hữu ích và người đăng ký;

– Các tài liệu có liên quan (nếu có);

–  Chứng từ nộp phí, lệ phí.

c. Nộp và tiếp nhận đơn

– Đơn có thể được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Đơn cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên.

+ Nếu đơn được tiếp nhận,  Cục Sở hữu trí tuệ trao (gửi) lại giấy biên nhận cho người nộp đơn.

– Thẩm định đơn: Để xem xét tính hợp lệ của đơn về nội dung và hình thức. Cụ thể:

+ Thẩm định về hình thức đơn: quy định cụ thể tại điều 13 của thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi bổ sung.

  • Thời hạn thẩm định: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

+ Công bố đơn: Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn.

  • Đơn đăng ký được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn;

+ Thẩm định về nội dung đơn: đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.

Sau khi công bố đơn trên Công báo sở hữu trí tuệ,

Thời hạn thẩm định nội dung là 12 tháng, tính từ ngày công bố nếu yêu cầu thẩm định nội dung đã nộp trước ngày công bố hoặc tính từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nộp sau ngày công bố đơn

+ Khi đơn đăng ký đủ điều kiện và người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản chi phí và lệ phí, trong thời hạn 10 ngày Cục sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng theo quy định tại điều 118 của luật sở hữu trí tuệ. Sau khi ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia thì người nộp đơn sẽ được cấp văn bẳng bảo hộ giải pháp hữu ích.

Trên đây là những ý kiến tư vấn của chúng tôi về hồ sơ và thủ tục đăng ký Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty tư vấn L&T để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ một cách tối ưu nhất quá trình đăng ký văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho L&T phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0888.183,113