Tư vấn về chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ

Nhãn hiệu được coi là tài sản vô hình ( một trong những quyền sở hữu công nghiệp) của người hoặc công ty thực hiện và sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo vệ ,vì vậy chủ sỡ hữu nhãn hiệu có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho tổ chức cá nhân khác.Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phụ thuộc vào ý trí của các bên, tuy nhiên hoạt động này vẫn chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19/06/2009;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.

NỘI DUNG TƯ VẤN

1.  Điều kiện về chuyển nhượng nhãn hiệu

– Điều kiện chung đối với chuyển nhượng nhãn hiệu:

+ Chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

+ Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

– Do chịu sự quản lý của cơ nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp nên việc chuyển nhượng sẽ chịu những điều kiện hạn chế:

+ Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;

+ Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Quyền đối với nhãn hiệu chi được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu

– Nội dung trong hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung sau:

+ Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

+ Lý do chuyển nhượng;

+ Giá chuyển nhượng;

+ Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

+ Thỏa thuận khác không trái quy định pháp luật

2. Quy trình chuyển nhượng nhãn hiệu

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, và chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định; (Theo mẫu 01-HĐCN ban hành kèm theo Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN)

+ Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;

+ Bản gốc văn bằng bảo hộ;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí;

+ Giấy ủy quyền nộp hồ sơ cho L&T.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức.

Sau đó tiến hành ghi nhận và văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới, ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ CAO Là những giá trị chúng tôi mang tới cho các Quý Khách hàng. Đáp lại những giá trị đó là những phản hồi rất tích cực đã mang lại động lực cho L&T phát triển như ngày hôm nay.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 0888.183.113